Tìm kiếm sự lắng nghe từ các UX designer đến với các khách hàng của họ, tầm quan trọng của chúng đối với trải nghiệm người dùng và cách chúng ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả chỉ số hoàn thành công việc.
Dưới đây là một cách hệ thống để hiểu và tận dụng sức mạnh của sự sáng tạo. Chúng ta sẽ khám phá cách các yếu tố như kiến thức sáng tạo, năng lượng vật lý và tâm lý, cũng như các quy trình sáng tạo, tất cả đều góp phần vào việc tạo ra những ý tưởng và giải pháp độc đáo. Điều này sẽ giúp bạn thúc đẩy sự sáng tạo và đạt được thành công trong nhiều lĩnh vực”
Quản lý thời gian là một phần quan trọng của quy trình thiết kế UX. Trong quá trình phát triển sản phẩm, việc biết cách phân chia thời gian một cách hiệu quả từ các giai đoạn sơ bộ đến các giai đoạn hoàn thiện là chìa khóa để đảm bảo sự thành công của dự án. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách tối ưu hóa việc quản lý thời gian để đạt được kết quả tốt nhất trong dự án thiết kế của bạn
Khi một người quản lý sản phẩm/nhà thiết kế/người sáng lập mới bắt đầu với một sản phẩm, chúng ta điều muốn lắng nghe ý kiến của nhiều người dùng, từ đó sẽ có những thiên kiến đi theo , chúng thường ám chỉ những quan điểm, niềm tin, hoặc ước định được áp dụng trong quá trình thiết kế sản phẩm hoặc trải nghiệm người dùng. Các bias này có thể ảnh hưởng đến cách mà sản phẩm được thiết kế và sử dụng.
Việc duy trì một nền văn hóa mở trong công ty là một quá trình dài và cần nhiều thời gian cũng như sự kiên nhẫn để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ những thông tin cũng như sự sáng tạo của họ, vậy nên hãy tìm kiếm những người đồng hành cùng bạn để có thể mở rộng thái độ tích cực này trong môi trường làm việc của bạn nhé.
Các trường hợp ngoại lệ trong thiết kế UX là những tình huống hoặc điều kiện mà không rõ ràng hoặc không phổ biến trong trải nghiệm người dùng chung. Đây là những trường hợp mà người thiết kế thường không tính đến ban đầu, nhưng có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của một số người dùng.
Cố vấn/mentor và huấn luyện viên/coach là hai vai trò khác biệt nhưng đều quan trọng trong việc phát triển cá nhân và sự nghiệp. Người cố vấn/mentor tập trung vào chiến lược, trong khi huấn luyện viên/coach sẽ như một người thầy thúc đẩy bạn và làm việc với bạn để biết được điểm yếu và mạnh để cùng tìm cách phát triển bạn. Hãy hiểu rõ sự khác biệt một cách cụ thể là điều quan trọng khi bạn tìm kiếm người hướng dẫn.
10 Tiêu Chuẩn Heuristic Đánh Giá Tính Khả Dụng trong UX' đã sẵn sàng để bạn khám phá! 🌟 Nắm vững những nguyên tắc cơ bản nhưng không kém phần quan trọng này để trở thành một nhà thiết kế UX giỏi nhé!
Sự tác động của AI đối với ngành thiết kế là một cuộc cách mạng tích cực, mở ra không gian sáng tạo mới và tăng cường khả năng đổi mới của các nhà thiết kế, từ đó tạo ra những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng cho người dùng. Tuy nhiên cần có sự cân bằng trong việc sử dụng để sự sáng tạo luôn không ngừng đổi mới và phát triển.
Năm 2023 trôi qua, mình học được 7 kĩ năng đã giúp mình trở thành 1 intermediate UX designer. Ngoài những cái bài học bạn hay nghe như là "học dùng platform", có những kĩ năng mềm gì mọi người có thể học để nâng cấp level designer của bạn
Cùng tìm hiểu về 5 định luật tiếp theo về UX nhé
Lựa chọn màu A để khiến thiết kế B cảm thấy gần gũi hơn không chỉ dừng lại ở sự dự đoán mà nó được nghiên cứu dựa theo 1 trong 3 loại thiết kế cảm xúc bởi Donald Norman. Tất cả ba mức này kết hợp lại với nhau để tạo ra một thiết kế hiệu quả và có tác động mang lại trải nghiệm đáng yêu cho người dùng.
IDEO, một công ty đi đầu về việc sử dụng Design Thinking và đã từng hợp tác với Apple và Coca Cola, đã tuyên bố là họ sẽ sa thải 25% nhân lực của họ. Điều này nói gì về làn sóng sa thải quay trở lại và nó ảnh hưởng thế nào đến với ngành UX/UI design? Liệu học tập và trở thành UX/UI designer còn đáng ở thời điểm này hay không?
Mình lùng sục những câu hỏi ẩn danh trên các hội nhóm trên Facebook mà những ai đang làm việc trái ngành muốn chuyển sang UX/UI đang tò mò. Hãy cùng mình giải đáp những thắc mắc ấy và đồng thời hãy trở thành thành viên của Patreon "Trải Nghiệm?!" nhé.
Kiểm tra khả năng sử dụng/usability testing đóng một vai trò quan trọng, bởi vì nó cung cấp thông tin về cách người dùng tương tác với một sản phẩm hoặc hệ thống. Bằng cách quan sát và phân tích hành vi, sở thích và phản hồi của người dùng, kiểm tra khả năng sử dụng/usability testing giúp xác định các lĩnh vực cần cải thiện và tinh chỉnh thiết kế để tăng cường trải nghiệm tổng thể của người dùng.
Độ chín muồi trong thiết kế đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về giá trị và quá trình UX/UI, cùng với khả năng tuyên truyền giá trị của nó trong công ty. Nó liên quan đến việc sử dụng thuật ngữ phù hợp, hiển thị chi tiết quy trình làm việc, và tận dụng cơ hội để cải thiện sản phẩm và quá trình công việc. Điều này giúp đảm bảo rằng UI/UX không chỉ được coi là một vấn đề thẩm mỹ mà còn là một yếu tố quyết định trong sự phát triển kinh doanh của công ty.
Dark patterns là một thuật ngữ trong UX design để chỉ các kỹ thuật, chiến lược hoặc mẫu thiết kế có chủ đích nhằm thúc đẩy người dùng thực hiện hành động nào đó mà họ có thể không muốn hoặc không có ý định ban đầu. Dark patterns thường được sử dụng để tạo ra lợi ích cho công ty hoặc tổ chức phát triển sản phẩm, thay vì lợi ích cho người dùng.
Nguyên tắc khan hiếm thúc đẩy sự đánh giá cao những điều hiếm có và đã trở thành một công cụ phổ biến để tạo sự hấp dẫn. Nó mạnh mẽ vì kết hợp nhiều động cơ (như sợ mất, chứng minh xã hội và lo ngại về dự đoán) và có nhiều biểu hiện khác nhau (như thời gian, số lượng và truy cập). Mặc dù nó gây tranh cãi, nhưng việc ẩn thông tin khỏi mọi người không phải lúc nào cũng là lựa chọn tốt. Nếu được áp dụng một cách đúng đắn và có sự cảm thông, nó có thể cải thiện trải nghiệm của người dùng.
Đối với một người thiết kế UX, việc nhận biết những tín hiệu cảnh báo này trong quá trình phỏng vấn là quan trọng để đưa ra quyết định có thông tin về cơ hội việc làm tiềm năng. Nếu gặp phải những tín hiệu cảnh báo này trong quá trình phỏng vấn, mỗi trải nghiệm phỏng vấn đều giúp mọi người trở nên thông thái hơn và quyết tâm hơn trong việc tìm kiếm một môi trường làm việc tôn trọng và động viên sự sáng tạo. Bằng cách duy trì sự quan sát và đặt ra những câu hỏi thích hợp, bạn có thể thu thập thông tin quý báu về văn hóa làm việc của tổ chức, quy trình thiết kế và cam kết trong việc tạo ra trải nghiệm người dùng xuất sắc.
Sự ảnh hưởng của Trí tuệ Nhân tạo (AI) đối với UX/UI là rất đáng kể và có tầm ảnh hưởng to lớn. Khi UX/UI được thúc đẩy bởi AI, chúng ta thấy sự xuất hiện của các giao diện người dùng trở nên dễ sử dụng hơn, cá nhân hóa hơn và có khả năng phản hồi nhanh hơn. Điều này bao gồm việc sử dụng các thuật toán để phân tích dữ liệu và hành vi của người dùng, sau đó sử dụng thông tin thu thập được để tạo ra trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Có ai nghĩa rằng quy luật "số 7 bí ẩn" lại đến từ 1 nhà tâm lí học người Mỹ và cách mà quy luật này âm thầm chi phối layout của rất nhiều website không? Hãy cùng lắng nghe về những quy tắc quan trọng UX laws trong thiết kế giao diện người dùng. Ở tập này, chúng ta sẽ khám phá hiệu ứng thẩm mỹ-sử dụng Aesthetic-Usability Effect, quy luật Hicks, Tesler, Miller và Jakob và tạo ra các ứng dụng và trang web tốt hơn.
Kiệt sức có thể là vấn đề thường gặp đối với các designers. Deadline, kỳ vọng từ khách hàng và công việc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến trạng thái mệt mỏi và mất động lực. Để tránh kiệt sức, designers cần phải đặt ra mục tiêu thực tế, quản lý thời gian hiệu quả, và học cách từ chối dự án thêm khi cần. Đồng thời, việc tìm thấy ý nghĩa trong công việc của họ và thường xuyên dành thời gian cho sáng tạo có thể giúp duy trì đam mê và tránh kiệt sức.
Khi một công ty lớn quyết định thay đổi màu sắc chính của họ trên tất cả các sản phẩm và dự án, liệu họ có thể làm điều đó mà không làm mất đi sự nhất quán? Điều này khó khăn, đúng không? Nhưng chính đó là nhiệm vụ của Design System - giữ cho mọi thứ như vẫn cùng một câu chuyện màu sắc, bất kể thay đổi lớn nhỏ.
Việc không kiểm soát tính cách khi nhận phản hồi tiêu cực có thể dẫn đến sự thất bại và ngừng phát triển. Những phản hồi không tốt có thể là cơ hội để cải thiện và tạo ra sản phẩm hoàn thiện hơn. Điều này chỉ xảy ra khi bạn biết cách lắng nghe và học từ phản hồi, thay vì tự cản trở sự tiến bộ.
Hãy nhận biết "hình dạng" thiết kế của bạn: bạn có thể là người hình chữ T (kỹ năng đa dạng, khả năng hợp tác), người hình chữ I (chuyên sâu trong lĩnh vực cụ thể), người hình chữ X (lãnh đạo đa năng), hoặc người hình chữ Pi (kết hợp hai hoặc nhiều lĩnh vực). Điều này giúp bạn xác định và phát triển kỹ năng của mình một cách hiệu quả.
Khi là 1 designer, việc đưa feedback là một việc khá cần thiết và thường xuyên được gặp phải ở các buổi meetings hay design sessions. Chúng ta phải luôn đảm bảo feedback của mình đưa ra thật chuyên nghiệp, tập trung vào giải quyết vấn đề
Design Sprint hay còn gọi là "thiết kế chạy nước rút" là quy trình năm giai đoạn hạn chế về thời gian sử dụng tư duy thiết kế Design Thinking. Đối với Design Sprint thì một trong những điều quan trọng là có 1 người điều phối viên chuẩn bị cho quá trình sprints. Team bạn có hay làm design sprints không? Comment ở dưới nhé!
Accessibility là 1 tính năng tưởng chừng mới nhưng nó không hề mới chút nào. Nó luôn bị hiểu lầm là 1 tính năng "add-on" hoặc là 1 tính năng đắt tiền nhưng không phải vậy chút nào! Hãy luôn cố gắng áp dụng Accessibility để giúp những người khuyết tật hay gặp khó khăn khi sử dụng có thể có 1 trải nghiệm tốt như tất cả mọi người khác nhé!
Đã ai nghe đến Service Design/thiết kế dịch vụ chưa? Cùng tìm hiểu với mình về Service Design và mối quan hệ giữa Service Design và UX/UI nhé.
Hẳn những ai muốn tìm hiểu hay học về UX/UI thì mọi người hay học qua trung tâm, bootcamp hay chứng chỉ certificate để không chỉ học hỏi mà còn có ý định chuyển ngành nghề. Vậy thì những khoá học như này có đắt không? Học thế nào để cảm thấy không tốn tiền? Học thế nào để cảm thấy rằng mình có thể tận dụng hết mức những nguồn học hay cơ hội mà trung tâm đưa ra?
Để tri ân các bạn đã lắng nghe trong suốt 10 tập đầu tiên của Trải Nghiệm?!, mình muốn tổ chức 1 give away 5 cuốn sách đã đọc và đây là 5 cuốn sách theo chân mình hồi mình mới bắt đầu làm
Thường bạn sẽ phải trải qua 2-3 vòng phỏng vấn trở lên khi bạn nộp việc. Sẽ có công ty có những vòng khá là khoai như Design Challenge hay Whiteboard Challenge nhưng nếu bạn biết cách chuẩn bị, không gì là khó cả! Ngoài ra khi biết cách cấu trúc phỏng vấn, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị và tự tin hơn.
Đây là những bài học của mình sau khi tốt nghiệp và đi làm. Đây là những điều mà mình thấy nếu mọi người chuẩn bị tinh thần trước, chắc chắn mọi người sẽ bớt lạ lẫm và có thể làm quen nhanh hơn và dễ cảm thấy thành công hơn trong công việc!
Bạn đã bao giờ cảm thấy là mình chả tài giỏi gì chưa? Đã bao giờ làm 1 bản thiết kế mà cứ đắn đo, làm rồi lại xoá và nghĩ rằng nó xấu chưa? Rồi bạn lúc nào cũng trách móc bản thân và đòi hỏi bản thân phải tốt hơn. Đó chính hội chứng giả mạo, hay còn gọi là imposter syndrome. Rất nhiều người trong cộng đồng designers hay mắc hội chứng này, cùng mình tìm hiểu nó bắt đầu từ đâu và cách vượt qua nó thế nào nhé!
Các bạn có thường hay sử dụng persona trong case study của các bạn? Hay các bạn có thường hay thấy những cái tên rất “white” và những ảnh stock mà bạn hay đọc được từ persona không? Có những lỗi gì bạn thường thấy ở persona và những điều persona giúp hoặc hại case study của bạn như thế nào?
Những loại phương pháp về user research và cách sử dụng nó
Mình xin giới thiệu về design thinking/participatory workshops! Ở phần 1 này, mình muốn nói đến DT workshops là gì, cách sử dụng, và những loại workshops bạn có thể gặp. Bật mí là mình dùng DT workshops cho mọi projects mình đã và đang làm, để giúp mình thu thập insights và phát triển vấn đề
Cùng mình phân tích design thinking/tư duy thiết kế và phương pháp double diamond/hình thoi kép là gì? Nên suy nghĩ cách giải quyết 1 vấn đề như nào để mạch lạc và đầy đủ nhất? Nếu 1 phương pháp đưa ra có tính waterfall/nước đổ mà không agile, thì bạn cần phải làm gì?
Chia sẻ về kinh nghiệm của mình khi là UX design consultant và những điều mình thích và không thích khi là consultant. Ngoài ra, sự khác biệt giữa design consultant và in-house designer là gì?
Hãy cùng mình tìm hiểu và lắng nghe những kinh nghiệm và cách làm UX/UI portfolio của mình để giúp bạn có thể apply công việc một cách dễ dàng hơn!
Trải nghiệm? - Mình là ai và tại sao lại có podcast này Trải nghiệm! - Hãy cùng nhau tìm hiểu và phát triển bản thân nhé!
Sự tác động của AI đối với ngành thiết kế là một cuộc cách mạng tích cực, mở ra không gian sáng tạo mới và tăng cường khả năng đổi mới của các nhà thiết kế, từ đó tạo ra những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng cho người dùng. Tuy nhiên cần có sự cân bằng trong việc sử dụng để sự sáng tạo luôn không ngừng đổi mới và phát triển.